Trẻ bị đái tháo đường type 1 đang bị “bỏ quên”

Thứ hai, 22/06/2015, 08:24
(PL&XH)- Bấy lâu nay chúng ta nói nhiều, quan tâm nhiều đến người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 nhưng lại chưa dành cho người mắc bệnh đái tháo đường typ 1 sự quan tâm đầy đủ. Trong khi đó, đối tượng mắc đái tháo đường typ 1 chủ yếu lại là trẻ em ở lứa tuổi từ dưới 15- thế hệ tương lại của đất nước.

Đó là những trăn trở của Giáo sư, Tiến sỹ Tạ Văn Bình, Chủ tịch Hội Người giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam, Viện trưởng Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa, chia sẻ tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về Trại hè đái tháo đường quốc tế 2015.

Nói về căn bệnh đái tháo đường typ 1, Giáo sư Bình chia sẻ, bấy lâu nay chúng ta quá quan tâm đến bệnh nhân dạng typ2 vì cho rằng typ 2 có khả năng dự phòng, ngăn ngừa còn typ 1 đến lúc nào, đi lúc nào, hậu quả ra sao không ai ngăn cấm được và chưa có biện pháp dự phòng. Bên cạnh đó, do tỉ lệ mắc typ1 chiếm 5% tổng số người mắc đái tháo đường, chiếm 0,5%-0,7% dân số, đây là con số rất nhỏ. Và do lứa tuổi nhỏ nên người ta ít quan tâm. Tuy nhiên, đó cũng là cách nghĩ sai lầm vì những cháu typ1 nếu được chăm sóc, điều trị đúng thì khi lớn lên sẽ hoạt động tốt, sống và đóng góp cho xã hội bình thường. Giai đoạn vừa rồi chúng ta chưa quan tâm đến đối tượng này.

Giáo sư Bình cho biết, chúng ta nói nhiều đến đái tháo đường typ 2 của người lớn được tạo nên bởi yếu tố di truyền có sẵn trong con người chúng ta và sự thay đổi về môi trường sống, lối sống, stress trong xã hội và gia đình. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm. Nhưng đối với bệnh nhân đái tháo đường typ 1 thì cần quan tâm hơn vì những trẻ nhỏ này mắc nếu không được kiểm soát, điều trị tốt có thể dẫn đến mắc đái tháo đường typ 2 trong tương lai. Hoặc có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm là hôn mê. Đây là bệnh tự miễn, khó biết trước nên không thể dự phòng. Việt Nam thường mắc khi trẻ 5-6 tuổi.





Giáo sư Tạ Văn Bình cho rằng, trẻ em mắc bệnh đái tháo đường typ 1 nếu được quan tâm sẽ cống hiến cho xã hội bình thường, ảnh T.An

Không thể dự phòng được nhưng Giáo sư Bình cũng khuyến cáo phụ huynh có thể căn cứ vào một số dấu hiệu nhận biết điển hình để có thể đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc. Đó là dù trẻ sinh ra bình thường nhưng trong quá trình phát triển cho thấy dấu hiệu thay đổi đột ngột như ăn nhiều/uống nhiều/đi tiểu nhiều và tụt cân nhanh. Trẻ có những dấu hiệu này kéo dài trong vòng 15-20 ngày khi đi khám có thể phát hiện ra ngay.

Về chế độ ăn uống cần đảm bảo nguyên tắc ăn đủ nhóm chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, với từng người sẽ có tỉ lệ các nhóm chất khác nhau. Như trẻ đang độ tuổi dậy thì chế độ ăn uống cũng khác nhau. Tuyệt đối không bắt bệnh nhân nhịn ăn. Chế độ ăn uống cần đảm bảo đủ năng lượng để hoạt động; có chế độ luyện tập phù hợp. Bên cạnh đó, lứa tuổi mắc là dưới 15 cần điều trị insulin ngay, cần tuân thủ nguyên tắc dùng vào trước bữa ăn.

Nhiều người cứ bắt bệnh nhân nhịn ăn hoặc trì hoãn việc tiêm insulin đến đêm sau khi trẻ đi ăn cỗ. Việc này rất nguy hiểm vì nhịn ăn sẽ không đủ năng lượng để hoạt động và phát triển; đồng thời, tiêm insulin vào buổi đêm dễ khiến bệnh nhân bị hạ đường huyết, có thể dẫn đến tử vong. Đó là những quan niệm sai lầm khi chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường. Vì thế, trong thời gian từ 26-6 đến 28-6, Hội Người giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam sẽ phối hợp với Tổ chức Insulin for life quốc tế tổ chức Trại hè đái tháo đường cho khoảng 30-50 trẻ ở 3 miền Bắc-Trung-Nam bị đái tháo đường typ 1 nhằm trang bị kỹ năng sống, cách tự chăm sóc bản thân cho trẻ-tránh phụ thuộc vào bố mẹ; để có thể tự tiêm insulin cho bản thân, tự kiểm soát đái tháo đường cho mình, Giáo sư Bình bày tỏ.



Giá bán chỉ : 0 đ

Sản phẩm nổi bật




Vòng giám sát cách ly Covid 19

Đeo vòng giám sát cách ly giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi Covid 19

Sức khỏe




Những thắc mắc thường gặp về Bệnh Đái Tháo Đường

Số người mắc bệnh ĐTĐ ngày một gia tăng tình hình này đặt ra cho người bệnh cũng như gia định bệnh nhân nhiều thách thức trong sinh hoạt hằng ngày, sau đây là một số những thắc mắc thường gặp về bệnh ĐTĐ. Câu 1: Bệnh tiểu đường là người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường đúng hay sai?

Báo chí về gạo lật




MẸ BẦU ĂN GẠO LẬT NẢY MẦM PHÒNG NGỪA THAI LƯU

Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh). Đáng lo lắng là phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng trong thời gian mang thai. Bệnh đái tháo đường khi có thai chiếm tỷ lệ 2-5% số người có thai và phần lớn sẽ biến mất sau khi đẻ, nhưng một khi đã mắc bệnh đái tháo đường khi có thai sẽ gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Sản phẩm mới




Hội thảo về bệnh đái tháo đường tại tỉnh Thái Nguyên ngày 18/07/2015

Tiếp nối những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “ Hội thảo Chăm sóc, ngăn ngừa, đẩy lùi đái tháo đường Việt Nam” do Tập đoàn viễn thông quân đội – Chi nhánh Viettel Thái Nguyên phối hợp với Bệnh Viện đa khoa Thai Nguyên và Công ty TNHH thiết bị y tế Yên Minh tổ chức “ Hội thảo về bệnh tiểu đường và dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa” tại Hội trường của Bệnh viên đa khoa TW Thái Nguyên –Tp. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.

Quảng cáo gạo