frontpage hit counter

MẸ BẦU ĂN GẠO LẬT NẢY MẦM PHÒNG NGỪA THAI LƯU

Thứ năm, 28/01/2016, 08:29
Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh). Đáng lo lắng là phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng trong thời gian mang thai. Bệnh đái tháo đường khi có thai chiếm tỷ lệ 2-5% số người có thai và phần lớn sẽ biến mất sau khi đẻ, nhưng một khi đã mắc bệnh đái tháo đường khi có thai sẽ gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.
Bác sĩ Trần Quốc Việt, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường có nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe và biến chứng thai nhi, sinh con dị tật, thậm chí có trường hợp chết lưu.Ngay cả trong các trường hợp bệnh đái tháo đường xuất hiện muộn trong thai kỳ, nguy cơ của thai nhi như sang chấn lúc sinh hay suy hô hấp... cũng cao hơn nhiều lần so với bình thường. Thậm chí đứa trẻ nếu mổ sớm cũng khó cứu được do bị suy thai. Bên cạnh đó, trẻ cũng dễ mắc các bệnh vàng da kéo dài, hạ canxi máu, bị suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong ngay sau sinh.
 
Đái tháo đường thai kỳ thường gặp ở nhóm phụ nữ đang mắc bệnh đái tháo đường hoặc đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó. Những phụ nữ thừa cân và những phụ nữ từng sảy thai hay tiền sản giật cũng có nguy cơ mắc cao. Ngoài ra, những bà mẹ lớn tuổi; phụ nữ mắc bệnh huyết áp cao; người có trọng lượng quá khổ sau sinh (nặng hơn 4kg); phụ nữ mà có cha-mẹ hay anh-chị em ruột từng phải tiêm insulin bổ sung… cũng là nhóm có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn. Hầu hết phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ trong giai đoạn mang thai đều sinh con bình thường, khỏe mạnh. Tuy nhiên, 50% phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ khi mang thai sẽ phát triển thành bệnh đái tháo đường thực thụ trong khoảng 20 năm sau. Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt trong giai đoạn mang thai và sau này.
 
Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh những biến chứng đáng tiếc cho cả mẹ và con, phụ nữ đái tháo đường khi có thai cần điều trị đường máu ổn định trước, trong và sau khi mang thai. Thử máu nhiều lần, khám bệnh thường xuyên với cả bác sĩ chuyên khoa về đái tháo và bác sĩ sản khoa để quá trình mang thai được an toàn. Bác sĩ Trần Quốc Việt cũng đưa ra lời khuyên, chị em có thể kiểm kiểm soát đường máu bằng việc sử dụng gạo lật nảy mầm trong các bữa ăn. Bởi lẽ, gạo lật nảy mầm không chỉ có tác dụng tốt trong kiểm soát, điều hòa đường máu và còn giúp bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng cho mẹ và con. Một khi lượng đường trong máu đã ổn định và giảm dần đi thì mẹ sẽ khỏe mạnh, con không bị chết lưu.
 
PHÒNG NGỪA BỆNH BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN GẠO LẬT NẢY MẦM
 
Những người mắc hội chứng chuyển hóa, béo phì có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gấp 3 lần, và nguy cơ đưa đến bệnh đái tháo đường gấp 5 lần so với người bình thường. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để phòng ngừa các dạng bệnh này, cần phòng từ khi còn trẻ. Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng điều độ, hợp lý; có lối sống năng động, siêng vận động, chú trọng các hoạt động thể lực.
 
Theo chuyên gia dinh dưỡng đến từ Nhật - Giáo sư Shigeru Yamamoto, trong hội thảo: “Cập nhật thông tin mới nhất trong phòng chống đái tháo đường”, tháp dinh dưỡng cân đối của Người Mỹ năm 2010 đã khuyên người Mỹ nên thay gạo trắng bằng ngũ cốc nguyên hạt. Còn gạo trắng, bánh mì trắng đã được đưa lên ở vị trí đỉnh của tháp, khuyến cáo hạn chế sử dụng như đường và muối. Hạn chế thịt đỏ, bơ…Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, nhiều rau và quả chín. Lối sống ít vận động, xu hướng ăn nhiều chất béo bão hòa, chất đường và các loại thực phẩm tinh chế ít chất xơ là nguy cơ dẫn đến béo phì, mắc các bệnh chuyển hóa.
 
Tập quán ăn uống của người Việt Nam trong khẩu phần thường chứa nhiều tinh bột (chiếm 60-70% năng lượng là tinh bột) và cơm là thực phẩm phổ biến, có mặt trong hầu hết các bữa ăn. Trước đây chúng ta sử dụng gạo giã vẫn còn một ít vỏ cám. Hiện nay chúng ta dùng gạo xay sát quá kỹ, làm tăng chỉ số đường huyết của chế độ ăn. Chúng ta nên dùng gạo không xay sát quá kỹ, còn giữ lớp cám, sẽ có tác dụng làm giảm chỉ số đường huyết và tăng hàm lượng vi khoáng cho chế độ ăn; dùng đủ rau củ quả trong bữa ăn cũng giảm bớt mức tăng đường huyết sau ăn.


CHẾ ĐỘ ĂN GẠO LẬT NẢY MẦM THAY THẾ GẠO TRẮNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2
 
Tỷ lệ đái tháo đường tuýp 2 ngày càng tăng ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bệnh Viện Nội Tiết TƯ: tỷ lệ đái tháo đường tuýp 2 tằng từ 2.7% năm 2005 lên 5% năm 2008, tỷ lệ rối loạn dung nạp đường huyết tăng từ 7.3% năm 2002 lên 14.3% năm 2008. Đặc biệt ở thành phố lớn, tỷ lệ đái tháo đường đã tăng tới 7.2% năm 2008 và tỷ lệ rối loạn dung nạp đường huyết đã tăng tới 14.9%. Ước tính trên cả nước có khoảng 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và 7 triệu người bị rối loạn dung nạp đường huyết.
Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy nhiều người Việt Nam bị mắc đái tháo đường ở mức BMI bình thường (không phải béo phì) nhưng có tỷ lệ mỡ cơ thể và tỷ số vòng bụng/vòng mông cao.
 
 Theo GS. Yamamoto, Giám đốc trung tâm nghiên cứu về văn hóa ẩm thực và dinh dưỡng Châu Á, một số nghiên cứu ở Việt Nam và các nước Châu Á cho thấy bữa ăn truyền thống sử dụng nhiều gạo trắng được xay sát kỹ có thể được xem là một trong các yếu tố liên quan đến hội chứng rối loạn chuyển hóa và đái tháo đường tuýp 2 của người Châu Á.
 Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã nghiên cứu cho thấy gạo lật nảy mầm làm giảm lượng đường trực tiếp vào máu hơn nhiều so với cùng một lượng gạo trắng thông thường. Lượng đường được hấp thu vào máu cao đã được chứng minh là yếu tố gây nên tăng tổng hợp yếu tố hoại tử mô TNFz làm giảm sự đề kháng của insulin.
 
 Ngoài ra các quá trình nảy mầm đã biến các phytic acid (là chất giảm hấp thu các vi chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt và kẽm) thành Inositol giúp cho tăng hấp thu các vi chất dinh dưỡng trong chế độ ăn.
 
 Ăn gạo lật nảy mầm hàng ngày sẽ giúp cho tăng cường hấp thu vi chất dinh dưỡng từ chế độ ăn, giảm đường máu sau ăn và giảm nguy cơ giảm đề kháng insulin trên bệnh nhân đái tháo đường.
 
NGUỒN VITAMIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT CHỐNG OXY HÓA CAO CÓ TRONG GẠO LẬT NẢY MẦM
 
Gạo lật nảy mầm giúp phòng chống, hỗ trợ điều trị một số bệnh trong đó có bệnh đái tháo đường nhờ tác dụng của các chất có trong lớp vỏ của gạo lật nảy mầm.
 
Lớp vỏ của gạo lật nảy mầm có các chất kháng oxy hóa (CoQ10, acid alpha-lipoic, các proanthocyanidin oligomic, các tocopherol và tocotrienol, inositol hexaphosphate (IP6), glutathione, carotenoid, selen, các phytosterol, gamma-oryzanol, lutein và lycopene), giúp cơ thể bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thưởng bởi các gốc tự do. Hàm lượng Ferulic acid trong gạo lật nảy mầm cao gấp 5 lần gạo trắng, hàm lượng inositol gấp 4 lần gạo trắng, hàm lượng orizanol gấp 7 lần gạo trắng. Ngoài ra quá trình nảy mầm làm tăng các chất dinh dưỡng trong gạo lật nảy mầm. Phần vỏ của gạo lật nảy mầm chứa các chất tăng cường vẻ đẹp như: CoQ10, vitamin E, vitamin nhóm B, đặc biệt là biotin (tác dụng tạo nên vẻ đẹp từ bên trong). Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho thấy gạo lật nảy mầm có lượng vitamin B1, vitamin E gấp 4 lần gạo trắng.
 
Lớp vỏ của gạo lật nảy mầm có tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu, hàm lượng hemoglobin đã được glycosyl-hóa và cải thiện quá trình tổng hợp insulin ở người bệnh đái tháo đường type I và type II. Đồng thời, các chất kháng oxy hóa ở trong gạo lật nảy mầm giúp tăng cường chuyển hóa, điều hòa hàm lượng glucose trong máu.
Một số chất trong gạo lật nảy mầm như chất xơ, carotenoid, phytosterol, acid omega 3, acety glucoside (PSG) và IP6 làm giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride, giảm LDL-cholesterol (xấu) và làm tăng HDL-cholesterol (tốt); giảm hấp thụ chất béo và cholesterol. Trong quá trình nảy mầm chất xơ không hòa tan đã được chuyển hóa thành chất xơ hòa tan làm cho cơm mềm và ngọt giúp cải thiện bộ máy tiêu hóa, phòng chống bệnh đái đường type 2 và bệnh tim mạch. Hàm lượng chất xơ trong gạo lật nảy mầm gấp hơn 3 lần so với gạo trắng thông thường.
 
Gạo lật nảy mầm cũng rất giàu magie thiên nhiên có khả năng phòng chống hội chứng rối loạn trao đổi chất đồng thời cải thiện quá trình trao đổi chất. Hàm lượng Magie và sắt trong gạo lật nảy mầm gấp 3 lần gạo trắng thông thường. Phần vỏ của gạo lật nảy mầm chứa acid gamma amino butyric (GABA), lượng GABA trong gạo lật nảy mầm gấp 10 lần gạo trắng thông thường giúp bảo vệ tổ chức thận và là chất cần thiết để làm da sáng bóng, mịn màng.
 
Đặc biệt quá trình chuyển hóa đã biến phytic acid thành inositol làm tăng cường hấp thu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng phytic acid (là chất cản trở hấp thu vi chất dinh dưỡng) trong gạo lật nảy mầm giảm hơn nhiều so với gạo lức thông thường. Ngoài ra gạo lật nảy mầm giúp giảm lượng đường trực tiếp vào máu hơn 2 lần so với gạo trắng thông thường.
 
GẠO LẬT NẢY MẦM TĂNG CHOLESTEROL CÓ LỢI VÀ GIẢM CHOLESTERROL CÓ HẠI
 
Bình thường cholesterol là chất cần thiết và có lợi, vì nó là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng, sợi thần kinh, hormone (như hormone sinh dục nam, nữ), vitamin, giúp gan sản xuất ra acid mật, có lợi cho tiêu hóa.
 
Người ta chia cholesterol thành hai loại:
 
- Loại có lợi: Là loại phức hợp giữa cholesterol với lipoprotein phân tử lượng cao, có chức năng mang cholesterol tích trong mạch máu ra ngoài.
 
- Loại có hại: Là loại phức hợp giữa cholesterol với lipoprotein phân tử lượng thấp, có chức năng làm cho chất béo bám vào thành mạch gây xơ mỡ động mạch.
 
Bình thường lượng cholesterol toàn phần nhỏ hơn 200mg%. Khi lớn hơn 240mg% là cao. Tuy nhiên chỉ khi nào loại cholesterol có hại quá cao (lớn hơn 180mg%) và loại cholesterol có lợi quá thấp (dưới 35mg%) thì lúc đó mới có sự rối loạn cân bằng cholesterol. Thầy thuốc căn cứ vào sự rối loạn cân bằng này và tiền sử bệnh tật của người bệnh mới quyết định có dùng thuốc hay không. Ðừng vì hiểu không thấu đáo, quá lo lắng, tự ý mua thuốc dùng.
 
Người bệnh nên có chế độ ăn thích hợp như: Giảm các chất béo bão hòa, không ăn nhiều các thức ăn có cholesterol cao, ăn nhiều rau quả, ăn cá nhiều hơn ăn thịt, nên chọn loại cá béo, loại chất béo omega-3 có trong mỡ cá béo sẽ làm giảm lipit máu, giảm cholesterol máu.
 
Nghiên cứu của các nhà khoa học của trường Đại học tổng hợp Tokushima, Nhật Bản đã cho thấy gạo lật nảy mầm có tác dụng phòng ngừa các rối loạn mỡ máu, bệnh béo phì, giúp tăng lượng cholesterol tốt, giảm lượng cholesterol xấu, hạn chế tăng đường máu sau ăn, hạn chế và phòng ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường…
 
Như vậy, người bị cholesterol cao không nên kiêng khem quá; nếu biết cách ăn, vẫn có thể béo khỏe. Ngoài chế độ dinh dưỡng nói trên, người bệnh còn cần vận động thường xuyên kiên trì để giảm mập.
 
 
PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm- Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia
(tuoitrethudo.vn)     

 
Giá bán chỉ : 0 đ

Sản phẩm nổi bật




Vòng giám sát cách ly Covid 19

Đeo vòng giám sát cách ly giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi Covid 19

Sức khỏe




Những thắc mắc thường gặp về Bệnh Đái Tháo Đường

Số người mắc bệnh ĐTĐ ngày một gia tăng tình hình này đặt ra cho người bệnh cũng như gia định bệnh nhân nhiều thách thức trong sinh hoạt hằng ngày, sau đây là một số những thắc mắc thường gặp về bệnh ĐTĐ. Câu 1: Bệnh tiểu đường là người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường đúng hay sai?

Báo chí về gạo lật




MẸ BẦU ĂN GẠO LẬT NẢY MẦM PHÒNG NGỪA THAI LƯU

Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh). Đáng lo lắng là phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng trong thời gian mang thai. Bệnh đái tháo đường khi có thai chiếm tỷ lệ 2-5% số người có thai và phần lớn sẽ biến mất sau khi đẻ, nhưng một khi đã mắc bệnh đái tháo đường khi có thai sẽ gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Sản phẩm mới




Hội thảo về bệnh đái tháo đường tại tỉnh Thái Nguyên ngày 18/07/2015

Tiếp nối những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “ Hội thảo Chăm sóc, ngăn ngừa, đẩy lùi đái tháo đường Việt Nam” do Tập đoàn viễn thông quân đội – Chi nhánh Viettel Thái Nguyên phối hợp với Bệnh Viện đa khoa Thai Nguyên và Công ty TNHH thiết bị y tế Yên Minh tổ chức “ Hội thảo về bệnh tiểu đường và dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa” tại Hội trường của Bệnh viên đa khoa TW Thái Nguyên –Tp. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.

Quảng cáo gạo