Bệnh đái tháo đường "tấn công" trẻ sơ sinh

Thứ tư, 11/03/2015, 02:18
TT - Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM đang theo dõi, điều trị khoảng 20 ca đái tháo đường sơ sinh. Đây là bệnh rất hiếm gặp, tỉ lệ mắc bệnh này là 1/200.000-1/500.000 trẻ.
Phóng to
Bác sĩ Nguyễn Khánh Vân, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, tái khám cho một bệnh nhi ngụ tại Bình Thuận mắc bệnh đái tháo đường - Ảnh: Minh Đức

 

Gần đây, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM tiếp nhận con bà N.N.P.T., ở Q.6, TP.HCM, gần 2 tháng tuổi, lúc sinh nặng 2,3 kg từ Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM chuyển sang. Cháu bé nhập viện khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 với lý do nhẹ cân, vàng da. Lúc đầu Bệnh viện Nhi Đồng 1 chẩn đoán cháu T. bị nhiễm trùng sơ sinh, vàng da sơ sinh. Dù các bác sĩ đã khống chế được tình trạng nhiễm trùng nhưng đường huyết của bệnh nhi vẫn tiếp tục tăng. Sau đó, các bác sĩ cho làm xét nghiệm máu và nước tiểu cho bệnh nhi và chẩn đoán xác định bệnh nhi bị bệnh đái tháo đường sơ sinh.

Tìm gen đột biến

 

Khó phát hiện triệu chứng

Ở trẻ nhỏ triệu chứng của bệnh đái tháo đường như vàng da, quấy khóc... thường rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Bệnh đái tháo đường ở trẻ sơ sinh thường được tình cờ phát hiện khi bệnh nhi nhập viện vì nghi ngờ bị mắc một bệnh lý sơ sinh khác.

Bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, trưởng khoa thận nội tiết Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết đái tháo đường sơ sinh là trẻ dưới 3 tháng tuổi được phát hiện mắc bệnh đái tháo đường. Tại nước ta chưa có con số thống kê bệnh nhi cụ thể, nhưng qua số trẻ mắc bệnh được phát hiện và điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, một năm có 5-10 ca đái tháo đường sơ sinh. Bác sĩ Thoại Loan nhận xét đây là một tỉ lệ khá cao. Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, theo bác sĩ Hoàng Thị Diễm Thúy, phó khoa thận máu nội tiết, mỗi năm bệnh viện điều trị 1-2 ca.

 

Đái tháo đường sơ sinh khác hẳn đái tháo đường ở trẻ lớn và đái tháo đường ở người lớn. Trong số những trẻ mắc bệnh đái tháo đường sơ sinh có đến 50-60% nguyên nhân là do đột biến gen gây ra tình trạng tăng đường huyết. Nhưng muốn chẩn đoán đường huyết cao do đột biến gen sẽ phải gửi mẫu ADN đến một số trung tâm chuyên về đái tháo đường sơ sinh để tìm ra những gen đột biến.

Tại VN hiện chưa có trung tâm nào làm được điều này. Những ca đái tháo đường sơ sinh đến điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 đều được chuyển mẫu ADN sang Úc để tìm nguyên nhân gây bệnh. Tại sao phải cần tìm đột biến gen ở những trẻ mắc bệnh đái tháo đường sơ sinh? Theo bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, bệnh nhi nào có đột biến gen thì không cần dùng thuốc chích insulin mà có thể chuyển sang uống thuốc hạ đường huyết sẽ thuận tiện, hiệu quả.

Nhiều khó khăn

Bác sĩ Thoại Loan cho rằng việc chẩn đoán đái tháo đường sơ sinh không khó, nhưng quá trình điều trị lại gặp nhiều khó khăn vì bệnh nhi phải tuân theo một số quy định nghiêm ngặt.

Cụ thể, với trẻ dưới 3 tháng tuổi rất khó chích insulin, nhất là liều lượng chích mỗi lần rất ít. Hơn nữa, mô dưới da trẻ nơi chích insulin lại rất mỏng. Quá trình điều trị bệnh đái tháo đường cần tránh không để đường huyết của bệnh nhân quá cao hoặc bị hạ đường huyết, nhưng ở trẻ nhỏ biểu hiện duy nhất cho cả hai điều cần tránh này chỉ là tiếng khóc.

Vì vậy, việc quan trọng nhất để theo dõi đường huyết ở trẻ sơ sinh vẫn là lấy máu ở đầu ngón chân hoặc đầu ngón tay để thử đường huyết cho trẻ, 4-6 lần/ngày! Một phương pháp điều trị mới, hiện đại là bơm tự động insulin dưới da nhưng điều trị theo phương pháp này khá tốn kém và không phải lúc nào cũng dễ dàng bơm dưới da.

Ở tuổi thanh thiếu niên, trẻ mắc bệnh đái tháo đường cần được hỗ trợ tâm lý trong quá trình điều trị. Nếu trẻ tuân thủ việc điều trị và theo dõi tốt sẽ có cuộc sống như người bình thường. Tuy nhiên đó là trên lý thuyết, còn thực tế để một đứa trẻ tuân thủ đúng theo chế độ điều trị rất khó. Việc điều trị hiệu quả bệnh đái tháo đường trẻ em đòi hỏi một êkip chuyên nghiệp (bác sĩ nội tiết nhi, điều dưỡng nội tiết nhi, bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ tâm lý), cũng như một sự hợp tác tích cực của bệnh nhi và đặc biệt là gia đình bệnh nhi.

                                                                                                                Theo Thùy Dương Báo Tuổi Trẻ

Giá bán chỉ : 0 đ

Sản phẩm nổi bật




Vòng giám sát cách ly Covid 19

Đeo vòng giám sát cách ly giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi Covid 19

Sức khỏe




Những thắc mắc thường gặp về Bệnh Đái Tháo Đường

Số người mắc bệnh ĐTĐ ngày một gia tăng tình hình này đặt ra cho người bệnh cũng như gia định bệnh nhân nhiều thách thức trong sinh hoạt hằng ngày, sau đây là một số những thắc mắc thường gặp về bệnh ĐTĐ. Câu 1: Bệnh tiểu đường là người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường đúng hay sai?

Báo chí về gạo lật




MẸ BẦU ĂN GẠO LẬT NẢY MẦM PHÒNG NGỪA THAI LƯU

Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh). Đáng lo lắng là phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng trong thời gian mang thai. Bệnh đái tháo đường khi có thai chiếm tỷ lệ 2-5% số người có thai và phần lớn sẽ biến mất sau khi đẻ, nhưng một khi đã mắc bệnh đái tháo đường khi có thai sẽ gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Sản phẩm mới




Hội thảo về bệnh đái tháo đường tại tỉnh Thái Nguyên ngày 18/07/2015

Tiếp nối những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “ Hội thảo Chăm sóc, ngăn ngừa, đẩy lùi đái tháo đường Việt Nam” do Tập đoàn viễn thông quân đội – Chi nhánh Viettel Thái Nguyên phối hợp với Bệnh Viện đa khoa Thai Nguyên và Công ty TNHH thiết bị y tế Yên Minh tổ chức “ Hội thảo về bệnh tiểu đường và dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa” tại Hội trường của Bệnh viên đa khoa TW Thái Nguyên –Tp. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.

Quảng cáo gạo