frontpage hit counter

GẠO LẬT NẢY MẦM CÓ GÌ ĐẶC BIỆT

Thứ tư, 17/02/2016, 02:50
Gạo lật nảy mầm khác gạo lật thông thường và gạo trắng thế nào? Tại sao gạo lật nảy mầm lại có giá trị dinh dưỡng cao hơn?... Đây là băn khoăn của không ít bà nội trợ trước lựa chọn nên ăn gạo gì trong bữa cơm hàng ngày?
    
Theo các chuyên gia Nhật Bản, công nghệ tiên tiến chủ yếu sản xuất gạo lật nảy mầm là điều chỉnh quá trình nảy mầm thích hợp giúp kích hoạt các enzim hữu ích trong gạo lật. Loại gạo này có rất nhiều chất chống ô - xy hóa giúp phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, béo phì, hội chứng chuyển hóa…

 
    So với gạo thông thường, gạo lật nảy mầm có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn, trong đó tiêu biểu nhất là các chất có lợi cho cơ thể như: axit Gamma Amino Butyric (GABA), Acety Steryl Glucoside (ASG), Inositol Hexaphosphate (IP6), Ferulic acid và Inositol, pre-germinated brown rice-derived steryl glycoside (PSG)...
   Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, quá trình chuyển hóa protein thành chất chống oxy hóa GABA có tác dụng tích cực tới sự bài tiết insulin của tuyến tụy. Đồng thời giúp cho cơ thể không bị tổn thương bởi các gốc tự do, tăng cường trí nhớ, bảo vệ chức năng thận. Hàm lượng GABA trong gạo lật nảy mầm gấp 10 lần gạo trắng, và gấp 4 lần so với gạo lứt thông thường.
   Bên cạnh đó, quá trình nảy mầm của gạo lật sẽ kích hoạt các enzim hữu ích làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo lật. Khi hạt gạo nảy mầm hình thành quá trình chuyển hóa chất tinh bột khiến gạo lật nảy mầm ngọt hơn, dễ ăn khi nấu cơm.
   Điểm đáng chú ý là nếu gạo lứt thông thường rất cứng và khó ăn do có hàm lượng chất xơ (Cellulose) cao thì quá trình nảy mầm sẽ kích hoạt sự hoạt động của men cellulase biến chất cellulose thành cellobiose làm cho hạt gạo mềm hơn, dễ hấp thu hơn. Nghiên cứu của trường ĐH Tổng hợp Tokushima cho thấy, chất xơ hòa tan của gạo lật nảy mầm có vai trò quan trọng trong giảm mức độ tăng đường máu sau ăn. Điều đó chỉ ra rằng: Nếu thay thế gạo trắng bằng gạo lật nảy mầm trên bệnh nhân đái tháo đường sẽ giảm nguy cơ về các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Nguồn : theo báo gia đình và xã hội
 
Giá bán chỉ : 0 đ

Sản phẩm nổi bật




Vòng giám sát cách ly Covid 19

Đeo vòng giám sát cách ly giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi Covid 19

Sức khỏe




Những thắc mắc thường gặp về Bệnh Đái Tháo Đường

Số người mắc bệnh ĐTĐ ngày một gia tăng tình hình này đặt ra cho người bệnh cũng như gia định bệnh nhân nhiều thách thức trong sinh hoạt hằng ngày, sau đây là một số những thắc mắc thường gặp về bệnh ĐTĐ. Câu 1: Bệnh tiểu đường là người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường đúng hay sai?

Báo chí về gạo lật




MẸ BẦU ĂN GẠO LẬT NẢY MẦM PHÒNG NGỪA THAI LƯU

Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh). Đáng lo lắng là phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng trong thời gian mang thai. Bệnh đái tháo đường khi có thai chiếm tỷ lệ 2-5% số người có thai và phần lớn sẽ biến mất sau khi đẻ, nhưng một khi đã mắc bệnh đái tháo đường khi có thai sẽ gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Sản phẩm mới




Hội thảo về bệnh đái tháo đường tại tỉnh Thái Nguyên ngày 18/07/2015

Tiếp nối những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “ Hội thảo Chăm sóc, ngăn ngừa, đẩy lùi đái tháo đường Việt Nam” do Tập đoàn viễn thông quân đội – Chi nhánh Viettel Thái Nguyên phối hợp với Bệnh Viện đa khoa Thai Nguyên và Công ty TNHH thiết bị y tế Yên Minh tổ chức “ Hội thảo về bệnh tiểu đường và dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa” tại Hội trường của Bệnh viên đa khoa TW Thái Nguyên –Tp. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.

Quảng cáo gạo